DNS là một khái niệm mới mẻ và hơi khó hiểu với nhiều người chưa tìm hiểu tới. Rất nhiều người thắc mắc DNS Google, DNS CloudFlare là gì? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây sau đây của Max Proxy, hãy cùng theo dõi nhé.
Với câu hỏi DNS là gì thì DNS là tên viết tắt của Domain Name Server được tạo vào năm 1984. Đây là hệ thống phân giải tên miền, có nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ giữa địa chỉ IP và tên miền.
Google DNS là dịch vụ hệ thống tên miền (DNS) do Google cung cấp cho người dùng Internet trên toàn thế giới, được mô tả là làm cho việc truy cập vào website nhanh hơn và an toàn hơn.
Chức năng DNS là sẽ làm công việc dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau, giống như một “người phiên dịch” và “truyền đạt thông tin”.
Ví dụ như www.tenmientrangweb.com thành 431.74.874.099 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành tên miền.
Trên Internet mỗi máy tính đều có chỉ duy nhất một địa chỉ IP. Với chỉ IP này máy chủ và máy của khách sẽ sử dụng để cùng khởi đầu một kết nối. Bất kỳ khi nào, bạn truy cập vào một website tùy ý hoặc gửi một email, thì DNS đóng vai trò rất quan trọng.
Nói cách khác, DNS giống như một danh bạ điện thoại dành riêng cho Internet. Nếu bạn biết tên của một người bạn muốn liên hệ nhưng không biết số điện thoại hay ngược lại, bạn có thể tham khảo trong cuốn sổ danh bạ đó dễ dàng.
>>> Xem thêm: Mua proxy Việt Nam giá rẻ
CloudFlare là một dịch vụ DNS miễn phí có hỗ trợ hệ thống máy chủ trên toàn cầu hỗ trợ sao lưu bản sao của nội dung tĩnh của trang web.
Khi khởi giao thức, người dùng và máy chủ được kết nối qua lớp bảo vệ của CloudFlare. Người dùng sẽ phải đi qua máy chủ CloudFlare trước khi truy cập vào website đích mà bạn mong muốn.
DNS CloudFlare có một gói miễn phí giúp bạn trải nghiệm những lợi ích của CloudFlare mang lại mà không cần phải thanh toán trước.
Vì CloudFlare lưu trữ dữ liệu trang web vào bộ nhớ cache, người dùng sẽ tải trang web từ trung tâm dữ liệu CloudFlare gần họ nhất, giảm độ trễ thay vì phải tải xuống trực tiếp từ máy chủ của trang web.
Khi bạn truy cập vào trang web, bạn đều phải đi qua mang của CloudFlare, nên lưu lượng truy cập độc hại như tấn công DDoS, nhận xét spam hoặc những nội dung có thể gây độc hại có thể được phát hiện và lọc.
Các tác nhân độc hại được phát hiện bằng yếu tố nhận diện độc hại khác nhau bất kỳ yếu tố nào có thể gây hại sẽ bị loại bỏ.
Một điểm khác biệt hữu ích so với bộ nhớ đệm là máy chủ website sẽ không cần phải xử lý tất cả các truy cập.
Thay vào đó, website cung cấp cho CloudFlare và CloudFlare tạo một bản sao của website này và bản sao này sẽ được cung cấp cho người dùng, khi họ yêu cầu tới website.
Tính năng hữu ích nhất mà CloudFlare có là ở “Chế độ tấn công”. Bạn có thể bật bất cứ khi nào bạn cần, thông qua bảng điều khiển của CloudFlare cung cấp.
Tính năng này giúp giảm thiểu tác động đến website khi bị hacker tấn công và khi phải chặn nhiều bot tự động.
Nó được thiết kế đưa ra một Javascript yêu cầu cho người dùng mà họ phải hoàn thành thì người dùng mới có thể truy cập được vào trang web đích mà mình muốn.
>>> Xem thêm: VPS US là gì ? Mua VPS US giá rẻ nhất, bán chạy nhất ở đâu thời điểm hiện tại ?
Nếu website của bạn có máy chủ đặt tại Việt Nam và khách hàng của bạn truy cập có vị trí từ Việt Nam là chủ yếu, thì việc sử dụng CloudFlare sẽ có thể làm chậm tốc độ truy cập vào trang web.
Do các truy vấn phải đi tới DNS máy chủ của CloudFlare ở nước ngoài như Nhật, Trung Quốc, HongKong, Singapore,... rồi mới trả về thiết bị người dùng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó sẽ có trường hợp máy chủ của CloudFlare chậm thì việc truy cập vào website của bạn cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn do không thể phân giải được tên miền của trang web đang được yêu cầu.
Khi sử dụng lưu trữ được chia sẻ, đôi khi sự cố xảy ra là có vấn đề với dải IP, CloudFlare sẽ bị tường lửa của máy chủ chặn.
Bởi vì, nó hiểu lầm có 1 lượng lớn yêu cầu từ dải IP đó đến máy chủ lưu trữ. Tuy nhiên hiện nay, CloudFlare có công nghệ tốt hơn và họ cũng đã thiết kế lại các dải IP vào danh sách trắng nên vấn đề này cũng đã được giải quyết dễ dàng.
>>> Xem thêm: Cách đổi Proxy Firefox, thay địa chỉ ip trên Firefox đơn giản
Trang web của bạn đặt máy chủ lưu trữ ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, nhưng nhận được lượng truy cập lớn từ khắp nơi trên thế giới.
Hoặc Website của bạn quan trọng, cần phải xác định địa chỉ IP để chống tấn công từ chối dịch vụ (DDos attack), spam, …