• Địa chỉ IP của bạn : 0.0.0.0
  • Vị trí : Checking...
  • Your Status : Unprotected

Vmware Vsphere Là Gì? Tài Liệu Vmware Vsphere Tiếng Việt Mới Nhất

Vmware Vsphere Là Gì? Tài Liệu Vmware Vsphere Tiếng Việt Mới Nhất

Hiện nay, nhu cầu sử dụng mạng trong công việc, học tập ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người muốn truy cập được cả vào các trang web bị giới hạn khu vực để lấy thêm thông tin nhờ việc sử dụng VPS Windows hay VPS Linux. Tuy nhiên, để khai thác hết được tiềm năng sẵn có của VPS thì bạn có biết đến phần mềm Vmware Vsphere? Chính vì thế mà trong bài viết hôm nay, Max Proxy đem đến cho bạn thông tin bổ ích về chủ đề “Vmware Vsphere Là Gì? Tài Liệu Vmware Vsphere Tiếng Việt Mới Nhất.”

Tổng quan về phần mềm Vmware Vsphere

Vmware là phần mềm ảo hoá thuộc sở hữu của công ty EMC2 sáng lập và phát triển. Hiện nay, đây không còn là công cụ xa lạ đối với những người làm trong môi trường doanh nghiệp hay thường xuyên tiếp xúc với VPS Windows hoặc VPS linux. Theo đó, Vmware góp phần thiết lập một máy chủ ảo có thể chạy được các hệ điều hành thông dụng như Windows, Linux.


Nhờ đó, tất cả những nguồn lực sẵn có mà VPS Windows hay VPS Linux cung cấp sẽ được bạn khai thác tối đa. Vmware có giao diện dễ hiểu, dễ nhìn, người dùng nhanh chóng làm quen từ những thao tác đơn giản để sử dụng các tính năng phức tạp. Hơn nữa, để đáp ứng tốt nhất cho khách hàng, đội ngũ phát triển đã đa dạng hoá các phiên bản, nâng cao khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau. 


Vmware Vsphere có các tính năng, hoạt động tương tự như hai phần mềm quen thuộc là Vmware Work Station và Vmware Server. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở phạm vi sử dụng, loại phần mềm này cho phép bạn ứng dụng quy mô rộng hơn nên rất thích hợp cho các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn. Vmware tạo các cơ sở hạ tầng đám mây kết hợp cùng với vị trí cài đặt chính là máy chủ. Nhờ đó, doanh nghiệp sử dụng sẽ được ảo hoá và phần cốt lõi chính là nền tảng ESX/ESXi.

>>> Xem thêm: Vì sao nên dùng Proxy US (Proxy Mỹ)? Nên mua Proxy US ở đâu uy tín

Các lớp thành phần của công nghệ Vmware

Một phần mềm Vmware Vsphere sẽ bao gồm 4 lớp thành phần chính hoạt động tương trợ, liên kết với nhau. Đó chính là:

Dịch vụ cơ sở hạ tầng

Dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm tất cả các dịch vụ cung cấp, phục vụ nhằm tóm tắt và phân bổ nguồn tài nguyên của cơ sở hạ tầng hay nói các khác là phần cứng. Ta có thể chia nó làm nhiều loại sau:

  • VMware vCompute: Loại đầu tiên có vai trò tổng hợp tài nguyên từ các máy chủ rời rạc và thực hiện công việc gán cho chúng các ứng dụng khác nhau. 

  • VMware vStorage: Loại thứ hai có vai trò hỗ trợ sử dụng và quản lý lưu trữ sao cho người dùng tận dụng được tối đa hiệu quả trong môi trường ảo hoá.

  • VMware vNetwork: Loại cuối cùng có vai trò tăng cường mạng cho môi trường ảo. 

Dịch vụ ứng dụng

Dịch vụ ứng dụng là tập hợp tất cả dịch vụ mà những công nghệ sử dụng để thực hiện công việc bảo mật cũng như tính khả dụng, khả năng mở rộng chuyên dành cho những ứng dụng như High Availability, Fault Tolerance,...


Dịch vụ máy chủ trung tâm

Với dịch vụ này, bạn sẽ được cung cấp điểm kiểm soát duy nhất cho toàn thể hệ thống trung tâm dữ liệu. Hơn nữa, nó còn có vai trò kiểm soát xuyên suốt quá trình truy cập, cấu hình và theo dõi hiệu suất hoạt động.

Dịch vụ người dùng

Từ máy khách của dịch vụ người dùng hoặc từ Web access các trình duyệt, bạn có thể truy cập vào khu trung tâm dữ liệu của công nghệ ảo hoá Vmware. Bên cạnh đó, phần mềm có có bộ phận chuyên hiển thị mối liên hệ của các lớp thành phần hỗ trợ cho chính chủ.

Thế nào là tính năng ảo hoá của Vmware?

Tìm hiểu tài liệu Vmware Vsphere tiếng Việt dễ dàng thấy được bộ VMware vSphere chứa nhiều sản phẩm với các tính năng khác nhau, nhằm cung cấp cho người dùng đầy đủ những chức năng ảo hóa của Vmware Vsphere như:


  • Duy trì hệ thống bảo vệ 24/24 kể cả khi phần mềm gặp một chút trục trặc.

  • Duy trì sự an toàn ổn định cho nguồn thông tin dữ liệu, làm mới toàn bộ máy ảo.

  • Dễ dàng chuyển gia từ máy ảo hệ thống này sang hệ thống khác mà khô bị downtime.

  • Cùng với lưu lượng truy cập từ các cổng cùng tồn tại vào ngay trong một giao diện quản lý.

  • Mở rộng nguồn tài nguyên của máy chủ mà không gặp phải tình trạng downtime. 

  • Dễ dàng quản lý các tài nguyên của từng máy chủ bằng cách tập trung tất cả trong một khối.

  • Bạn tự do tạo cấu hình hoặc duy trì những vùng bảo mật riêng.

  • Giám sát các kết nối mạng sát sao.

Và còn rất nhiều, rất nhiều các tiện ích khác mà bạn có thể trải nghiệm khi sử dụng tài liệu Vmware Vsphere tiếng Việt mới nhất.  

>>>Xem thêm:Hướng dẫn gia hạn Proxy IPv6 và Proxy IPv4 trên hệ thống MaxProxy

Tổng kết

Với sự hỗ trợ của Vmware Vsphere, người dùng có thể tận dụng được tối đa chức năng của VPS Windows hay VPS linux, đem đến hiệu quả cao hơn cho công việc. Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho MaxProxy để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất.